Chiến lược, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh.
- Tiếp tục phát triển Công ty cổ phần Cao su Bà Rịa theo hướng đa ngành, trong đó lĩnh vực nông nghiệp trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su giữ vai trò chủ đạo.
- Thực hiện phát triển thị trường: xây dựng, phát triển thị trường Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Úc là những thị trường có tiềm năng lớn cho sản phẩm cao su.
- Cơ cấu lại tài sản: bao gồm việc cơ cấu lại vườn cây và giảm tài sản không phục vụ sản xuất kinh doanh. Cơ cấu lại vườn cây nhằm nâng tỉ trọng các bộ giống mới có năng suất mủ-gỗ cao, có khả năng kháng bệnh tốt, chịu được gió lốc,… tạo điều kiện cho Công ty nâng cao năng suất và sản lượng để phát triển sản xuất, khắc phục việc giảm diện tích do quy hoạch của địa phương và thiên tai. Tiếp tục nâng cao hiệu suất hoạt động tài sản và vốn, tạo ra cơ cấu vốn phù hợp cho các yêu cầu đa dạng hoá sở hữu vốn, liên doanh liên kết.
- Thực hiện phát triển các ngành hàng có liên quan đến sản phẩm cao su thiên nhiên lẫn nguyên liệu gỗ cao su. Trước hết là việc phát triển các sản phẩm mà Công ty có thể tiếp cận nhanh về kỹ thuật, công nghệ như: sản phẩm gỗ dân dụng, gỗ nguyên liệu, bao bì, sản phẩm tiêu dùng từ nguyên liệu cao su ...
- Đầu tư hướng tới thị trường: Xu hướng hội nhập của đất nước mở ra thị trường rộng lớn cho sản phẩm của công ty. Việc tận dụng những cơ hội này đặt ra yêu cầu phải có chiến lược đầu tư cho thị trường, Công ty tập trung đầu tư cho chính sách marketing, thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, đánh giá các đối tác tiêu thụ, các phân khúc thị trường, các chính sách giá năng động,…Việc thực hiện tốt chiến lược này sẽ góp phần hỗ trợ tích cực cho chiến lược phát triển thị trường .
- Hợp tác liên doanh: thực hiện liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài ngành, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, các trường đại học,…có tiềm năng kinh nghiệm về quản lý, công nghệ để phát triển ngành nghề mới. Chiến lược này sẽ hỗ trợ tốt cho các chiến lược đa dạng hóa của Công ty.